Tìm kiếm

CIP 3/CIP4 – LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN.

Trong in offset, do hình ảnh phân bố không đồng đều trên tờ in nên lượng mực truyền xuống bề mặt tờ in không đều nhau. Khi canh bài, thợ in sẽ điều chỉnh cấp mực theo kiểu “Nơi nào cần nhiều thì cấp nhiều mực, nơi nào cần ít thì cấp ít”. Người ta còn gọi khái niệm này là “cấp mực theo độ phủ mực trên tờ in”

Để điều chỉnh lượng mực cấp xuống tờ in theo từng vùng, thợ in điều chỉnh khe hở giữa máng mực và hệ thống lô mực của máy in, khe hở ở chỗ nào lớn thì chỗ đó mực sẽ được cấp nhiều, nếu khoá lại để không có khe hở thì vùng đó sẽ không được cấp mực. Trước đây người ta sử dụng một tấm thép dẻo chạy dọc theo máng mực với các ốc chỉnh lưỡi dao ép vào hay dời xa ra khỏi máng mực, sau này các nhà sản xuất máy in Offset đã chia lưỡi dao này thành nhiều phím chỉnh nhìn giống như phím đàn piano. Tuỳ theo hãng sản xuất mà dao cấp mực được chia theo số lượng khác nhau, ví dụ, trên máy in Heidelberg có 32 phím chỉnh, trên máy in Komori và Mitsubishi có 30 phím.

Trước đây, khi canh bài chuẩn bị in, người thợ in dựa trên kinh nghiệm và độ phủ mực trên hình ảnh để mở khoá mực cho từng vùng tại từng đơn vị in, việc này có thể thực hiện trên bàn điều khiển in hay tại máng mực của từng đơn vị in. Hiện nay, trên các thiết bị in mới, việc mở khoá mực được thực hiện tự động dựa trên dữ liệu CIP3/CIP4 được tạo ra từ file bình trang.

Trên lí thuyết, căn cứ trên phần trăm độ phủ mực tại từng vùng hình ảnh, một phần mềm sẽ tính toán ra một giá trị CIP3/CIP4 để xác định độ mở máng mực và tốc độ lô máng. Dữ liệu mở máng mực có dạng file PPF, nó được tạo ra trong quá trình chế bản và được nạp vào m

áy in để mở khoá mực. Tuy nhiên, phần mềm tạo file PPF này lại tính toán dựa trên một giá trị chung và không cụ thể cho các điều kiện in, do vậy nó sẽ mở không đúng và thợ in chỉ dùng dữ liệu này để mở khoá mực một cách tương đối lúc canh bài, sau đó sẽ chỉnh lại sau. Thậm chí nhiều người do không tin vào CIP3/CIP4 đã không thèm canh chỉnh các khoá mực này thường xuyên dẫn đến hư hỏng. ĐÂY LÀ MỘT CÁCH LÀM KHÔNG ĐÚNG VỚI BẢN CHẤT CỦA VIỆC DÙNG CIP3/CIP ĐỂ MỞ KHOÁ MỰC, GÂY TỐN KÉM THỜI GIAN VÀ VỐN ĐẦU TƯ.

VỚI PHƯƠNG CHÂM CIP3/CIP4 PHẢI MỞ KHÓA MỰC ĐÚNG, Công ty Huynh đệ Anh Khoa đã kho sát và có đầy đủ thông số của giấy, mực và các điều kiện in để tiến hành chỉnh sửa các giá trị CIP3/CIP4 theo từng loại vật liệu và điều kiện in cụ thể. Sau đó phải sử dụng những phần mềm chế bản có khả năng hỗ trợ điều chỉnh dữ liệu PPF theo các điều kiện in để tạo ra các hồ sơ in cụ thể cho các loại vật liệu và các loại máy in. Đó là lí do công ty Huynh đệ Anh Khoa phải trang bị hệ thống chế bản tiên tiến nhất. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy phải mất hàng trăm Ram giấy để hiểu rõ và điều chỉnh đúng giá trị CIP3/CIP4 cho từng vật liệu và điều kiện in.

 

Tóm lại, dữ liệu CIP3/CIP4 mà chúng ta đang tạo ra từ chế bản và đưa xuống máy in để mở khoá mực chỉ mang tính tương đối. Để có thể mở chính xác và đạt chuẩn ISO chúng ta phải:

– Khảo sát độ mở khoá mực theo điều kiện in và vật liệu in.
– Dùng phần mềm chế bản để điều chỉnh đồ thị cấp mực theo các điều kiện in và vật liệu in (Hiện nay chỉ có 1 phần mềm làm được việc này).

Nếu không thực hiện được điều này thì các thiết bị chế bản và in tối tân cũng sẽ chẳng khác gì các thiết bị thông thường.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang

Do you have a question, an idea or a project you need help with?