TÌNH HÌNH NGÀNH IN TPHCM TÍNH ĐẾN THỜI ĐIỂM THÁNG 9 NĂM 2020

Vào đầu mùa dịch (Quý 1/2020) các doanh nghiệp in nhìn chung đều bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Tình hình chung của TPHCM cũng giống như ngành In cả Nước.

Về sản lượng, đơn hàng, doanh thu giảm 50% vào đầu mùa dịch nhưng sau đó đã tăng dần lên khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên các Doanh nghiệp qua thời gian khủng hoảng lúc đầu đã bình tĩnh, giữ vẫn tinh thần tốt và đã vuợt qua được giai đoạn khó khăn, đang sáng tạo để tồn tại và tìm cách phát triển sau đại dịch.

Mảng xuất bản phẩm bị ảnh hưởng nhiều nhất, các nhà sách lớn phải đóng cửa, các cửa hiệu sách nhỏ, các tiệm sách báo lề đường cũng phải nghỉ bán, tạp chí cũng giảm sút doanh thu nghiêm trọng. Doanh thu toàn ngành in Xuât bản phẩm giảm trên 50%.

Dịch vụ in quảng cáo, in KTS bị giảm sút rất nhiều. Trong thời gian cách ly xã hội, doanh thu mảng in quảng cáo và KTS giảm còn 10%, hiện nay đã phục hồi hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về mảng bao bì và nhãn hàng cho Bia rượu, do ảnh huởng QĐ 100 kèm theo ảnh huởng dịch Covid nên sức tiêu thụ nguời Bia ruợu giảm hơn 50%. Tình hình đã dần khá hơn vào các tháng cuối năm 2020 nhưng không vượt quá 70% so với năm ngoái. Các Công ty in nhãn và bao bì bia rượu bị ảnh hưởng nặng nề, bị tồn đọng sản phẩm, phải giao hàng chậm lại và kéo dài thời gian giao hàng ra đến năm 2021-2022, kế hoạch phát triển trong năm 2020 là không thể thực hiện, nhiều dianh nghiệp có doanh số hiện tại chưa đến 50% so với cùng kỳ năm 2019.

Các công ty in vừa và nhỏ đang sản xuất nhãn hàng và bao bì cho các mặt hàng thiết yếu như nước mắm, dầu ăn, dược phẩm…tuy có giảm 30% trong thời gian cách ly nhưng sau đó đã phục hồi đạt 90% so với các năm trước. Cá biệt các công ty sản xuất hộp khẩu trang, thiết bị y tế và dược phẩm còn tăng doanh số 13 -17%.

Các công ty chuyên in bao bì xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng nặng nề do tình hình tiêu thụ ở các Nước Mỹ và Châu Âu suy giảm và thiếu tàu vận tải hàng hoá, đặc biệt là các công ty nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu phải bị gián đoạn sản xuất do các thiếu hụt phụ kiện từ các nhà máy ở nước ngoài (bị đóng cửa). Các doanh nghiệp in và bao bì tham gia một phần vào xuất khẩu cũng phát triển tốt hơn năm 2019.

Các hội viên ở các tỉnh cũng báo cáo tình hình cho Hội in TPHCM: các nhà in chủ yếu bị ảnh hưởng với hàng in Bao bì, theo uớc tính đã giảm còn hơn 40%, các hàng tổng hợp thì ổn định, riêng mảng vé số tuy không tiêu thụ nhưng đã đuợc in và phát hành như cũ nên doanh số vẫn không bị ảnh huởng. Trong 6 tháng đầu năm doanh số của ngành in tại các tỉnh giảm khoảng 50%.

Nhìn chung doanh thu toàn ngành đồng loạt giảm tuỳ theo từng mảng. Tâm lý người lao động và năng suất lao động bị ảnh hưởng. Vấn đề đẩy mạnh đầu tư trong ngành giảm, dự án đầu tư lớn bị chựng lại, ảnh huởng đến những năm tiếp theo. Việt Nam may mắn đã khống chế dịch Covid sớm nhưng vẫn phải chịu sự ảnh hưởng thị trường lớn từ các nuớc như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc vv…

Trong lúc các nhà in vừa và nhỏ chiếm 80% trong trong thể ngành in đang thiếu hụt đơn đặt hàng và cạnh tranh gay gắt để tồn tại, phải cho công nhân nghỉ việc theo thời điểm, thì tình trạng thợ in nhảy việc thường xuyên diễn ra. Do tình trạng thiếu thợ in rất căng thẳng nên Hội in đang xem xét kế hoạch phát triển nguồn lực đáp ứng cho nhu cầu ngành in.

So với các Nước trong khu vực và so với các khu vực khác của Việt nam, ngành In TPHCM tuân thủ nghiêm ngặt về vấn đề giãn cách xã hội được áp dụng trong môi truờng làm việc, các doanh nghiệp áp dụng biện pháp chia ca, giảm số ngày làm việc để đảm bảo giãn cách xã hội theo quy định, cá biệt có doanh nghiệp cho công nhân nghỉ luôn và chỉ phân công người vào thực hiện các đơn hàng dở dang. Việc vệ sinh, sát khuẩn, đo thân nhiệt, đeo khẩu trang vv…đuợc thực hiện một cách nghiêm túc và đạt hiệu quả cao.

Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như trả bảo hiểm thất nghiệp cho công nhân, giãn thuế, giảm lãi xuất ngân hàng và cho thanh toán chậm tiền một số khoản…, tuy nhiên trên thực tế các chính sách này vẫn chưa đuợc áp dụng hiệu quả. Trong đại dịch vừa qua, các ngành bị ảnh huởng nặng nề nhất vẫn là ngành gỗ, da giày, may mặc, giao thông vận tải, du lịch, dịch vụ …vv, do vậy chính phủ có thể ưu tiên hỗ trợ cho các ngành này trước. Có thể nói, hiện nay chính phủ vẫn chưa có chính sách cụ thể với ngành In. Hiệp hội in Việt nam và Hội in TPHCM đã làm việc với các cơ quan chính phủ để trình bày cũng như xin hỗ trợ ngành in.

Hiệp hội in Việt nam và Hội in TPHCM đã gọi điện trực tiếp thăm hỏi 1 số doanh nghiệp chủ đạo của Ngành in, đặc biệt là các nhà máy lớn, nhà cung cấp vật tư để nắm tình hình và báo cáo với chính phủ nhằm tìm các biện pháp giải quyết. Hội in TPHCM và Hiệp hội in Việt nam kêu gọi các doanh nghiệp đoàn kết, năng động và sáng tạo để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang